Lời mở đầu

Báo cáo này được công bố trong phạm vi trách nhiệm của Tổng thư ký OECD.

Tình hình và các chính sách kinh tế của Việt Nam đã được Ủy ban Rà soát Kinh tế và Phát triển của OECD xem xét vào ngày 5 tháng 9 năm 2022 với sự tham gia của đại diện các cơ quan chức năng của Việt Nam. Dự thảo báo cáo đã được sửa đổi dựa trên các cuộc thảo luận này. Thời điểm cập nhật báo cáo lần cuối là tháng 1 năm 2023.

Dự thảo báo cáo của Ban Thư ký do Kosuke Suzuki, Nguyễn Minh Cường*, Vũ Quốc Huy, Patrick Lenain và Isabelle Lương chuẩn bị cho Ủy ban, dưới sự chỉ đạo của Ben Westmore. Karimatou Diallo và Stephanie Henry hỗ trợ biên tập, Nathalie Bienvenu và Laura Fortin hỗ trợ công tác truyền thông. Báo cáo này cũng nhận được sự đóng góp vào các thời điểm khác nhau của Alvaro Pereira, Andrew Jeffries*, Isabell Koske, Vincent Koen, Keiju Mitsuhashi*, Jens Arnold, Cristiana Vitale, Paul Yu, Nguyễn Thị Thanh Phương* và Kyongjun Kwak (*: Ngân hàng Phát triển Châu Á).

Báo cáo này được chuẩn bị như một dự án chung với Cơ quan Đại diện thường trú tại Việt Nam của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Chúng tôi trân trọng cảm ơn các ý kiến đóng góp, bình luận của các cơ quan Chính phủ Việt Nam. Xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Nhật Bản.

Đây là Báo cáo Kinh tế đầu tiên của OECD cho Việt Nam. Thông tin về Báo cáo này và thông tin thêm về cách thức xây dựng các Báo cáo có thể được tìm thấy tại http://www.oecd.org/eco/surveys.

Miễn trừ trách nhiệm

Tài liệu này, cùng dữ liệu và các bản đồ được sử dụng không mang định kiến về thực trạng hay chủ quyền đối với bất cứ vùng lãnh thổ nào, cũng như sẽ không ảnh hưởng tới việc phân định các đường biên giới/ranh giới quốc tế, và tên gọi của bất cứ vùng lãnh thổ, thành phố hay khu vực nào.

Dữ liệu thống kê về Israel do các cơ quan hữu quan của Israel cung cấp và chịu trách nhiệm. Việc OECD sử dụng những dữ liệu như vậy không mang định kiến về tình trạng của Cao nguyên Golan, Đông Jerusalem và các khu định cư của Israel ở Bờ Tây theo quy định của luật pháp quốc tế.

Ghi chú của Thổ Nhĩ Kỳ
Những thông tin trong tài liệu này về “Đảo Síp” (Cyprus) đề cập đến phần phía nam của Đảo này. Không có chính quyền duy nhất nào đại diện cho cả người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ và gốc Hy Lạp trên Đảo này. Thổ Nhĩ Kỳ công nhận Cộng hòa Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ (TRNC). Cho tới khi tìm được một giải pháp công bằng và bền vững trong bối cảnh Liên Hợp Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giữ nguyên lập trường của mình liên quan đến "vấn đề đảo Síp".

Ghi ghú của tất cả các Quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu tham gia OECD và Liên minh Châu Âu
Cộng hòa Síp được tất cả các thành viên của Liên Hợp Quốc, ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ công nhận. Thông tin trong tài liệu này liên quan đến khu vực nằm dưới sự kiểm soát thực tế của Chính phủ Cộng hòa Síp.

Tên gốc: OECD (2023), OECD Economic Surveys: Viet Nam 2023, OECD Publishing, Paris, https://doi.org/10.1787/8f2a6ecb-en. Bản dịch này được thực hiện bởi một công ty / dịch giả bên ngoài, không thuộc cơ sở dữ liệu dịch giả của EXD. Bản dịch này do Vụ Kinh tế tổ chức thực hiện và OECD không bảo đảm tính chính xác của bản dịch. Chỉ văn bản bằng tiếng Anh và/hoặc tiếng Pháp mới được coi là bản chính thức.

Tác giả ảnh: Trang bìa © Hien Phung Thu/Shutterstock.com.

Các ấn phẩm của OECD được truy cập trực tuyến tại: www.oecd.org/about/publishing/corrigenda.htm.

© OECD 2023

Việc sử dụng tài liệu này, dù dưới dạng bản in hay kỹ thuật số, phải tuân theo các Điều khoản và Điều kiện đăng tải trên https://www.oecd.org/termsandconditions.