Báo cáo Kinh tế của OECD: Việt Nam 2023
Việt Nam đã đạt được tiến bộ kinh tế đáng kể trong những thập niên vừa qua, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Nền kinh tế cũng chứng tỏ khả năng chống chịu trước các cú sốc, gồm cả đại dịch COVID-19. Những cải cách sâu rộng và liên tục kể từ cuối thập niên 1980 đóng vai trò then chốt trong thành tựu kinh tế này. Tuy nhiên, với những thách thức to lớn phía trước, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy những cải cách cơ cấu giúp tăng cường mạnh mẽ các lực lượng thị trường. Dân số đang già hóa nhanh, nên tăng năng suất là một ưu tiên cấp thiết. Điều này sẽ đòi hỏi cải cách nhiều hơn để giảm sự can thiệp của nhà nước, đặc biệt trong những lĩnh vực mạng lưới như viễn thông, và bảo đảm một sân chơi bình đẳng giữa tất cả các doanh nghiệp. Hội nhập thương mại sâu sắc hơn cũng hết sức quan trọng để tăng cường các chuỗi cung ứng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang thay đổi. Dù đã tăng cường áp dụng kỹ thuật số, Việt Nam cần nâng cao kỹ năng của người lao động thông qua đào tạo nghề và giáo dục cho người trưởng thành. Cam kết đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050 đòi hỏi những thay đổi mạnh mẽ trong hệ thống kinh tế. Để giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, cần phải chấm dứt đầu tư mới cho các nhà máy nhiệt điện than và đẩy nhanh việc thiết lập thị trường các-bon. Do những cải cách này sẽ đòi hỏi thêm nguồn lực tài khóa, cần mở rộng cơ sở thuế để tăng nguồn thu cho chính phủ.
ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT: QUY ĐỊNH THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM; SỐ HÓA; TĂNG TRƯỞNG XANH
Sở hữu nhà nước của doanh nghiệp còn rất phổ biến ở Việt Nam
Chỉ số sở hữu nhà nước, phạm vi từ 0 tới 6 để chỉ mức độ hạn chế từ thấp nhất tới cao nhất, dữ liệu của năm gần nhất có sẵn
Also available in: English
- Click to access:
-
Click to download XLSXLS